Bơm màng khí nén và bơm màng điện. Nên chọn loại nào?
Trong các ngành công nghiệp sản xuất, bơm màng khí nén và bơm màng điện là hai lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Mỗi dòng bơm có ưu điểm riêng, đáp ứng các nhu cầu vận hành khác nhau. Tuy nhiên, không ít người dùng gặp khó khăn khi lựa chọn: Nên chọn bơm màng dùng khí nén hay bơm màng chạy điện? Loại bơm nào bền hơn, tiết kiệm hơn, phù hợp với môi trường làm việc? Trong bài viết này, Hải Nam Pumps sẽ so sánh các yếu tố quan trọng như nguyên lý hoạt động, hiệu suất, độ an toàn, chi phí và ứng dụng thực tế. Từ đó, người dùng dễ dàng ra quyết định cho doanh nghiệp.
Tổng quan về 2 loại bơm màng
Bơm màng khí nén
Bơm màng khí nén là loại bơm hoạt động nhờ vào áp lực của khí nén để tạo chuyển động qua lại của màng bơm, từ đó hút đẩy chất lỏng đi qua buồng bơm. Loại bơm này không sử dụng điện, mà vận hành thông qua nguồn khí nén được cấp từ máy nén khí.
Cấu tạo bơm màng khí nén gồm hai buồng chứa và hai màng bơm được nối với nhau qua một trục trung tâm. Khi khí nén đẩy một màng di chuyển, nó tạo lực hút chất lỏng vào buồng bơm. Đồng thời, màng còn lại được kéo ngược lại và đẩy chất lỏng ra ngoài. Quá trình này diễn ra liên tục tạo nên dòng chảy. Dòng bơm này cũng được phân thành 2 loại bơm màng khí nén mini và công nghiệp
Bơm màng khí nén được đánh giá cao ở khả năng chống cháy nổ, vận hành an toàn trong môi trường hóa chất độc hại và có thể bơm được chất lỏng có hạt rắn, độ nhớt cao, ăn mòn mạnh. Vì không dùng điện nên bơm đặc biệt phù hợp với các ngành: sơn, mực in, dung môi, thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, xử lý nước thải…
Bơm màng điện
Bơm màng điện là loại bơm sử dụng động cơ điện (motor) để tạo chuyển động cơ học, làm dịch chuyển màng bơm để hút và đẩy chất lỏng. Khác với bơm màng khí nén, loại bơm này không cần hệ thống khí nén hỗ trợ, thay vào đó dùng điện năng để vận hành trực tiếp.
Cấu tạo của bơm màng điện thường bao gồm:
- Motor điện xoay chiều (AC), một chiều (DC)
- Bộ truyền động cơ học (hộp số, cam, trục lệch tâm)
- Hệ thống màng bơm đôi cùng van một chiều để điều hướng dòng chảy.
Vì sử dụng motor, bơm có thể kiểm soát chính xác lưu lượng và áp suất, vận hành ổn định với tốc độ đều. Một số dòng bơm màng điện còn tích hợp biến tần hoặc bộ điều khiển tốc độ, giúp điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu thực tế.
Bơm màng điện phù hợp với các ứng dụng cần độ ổn định cao, lưu lượng chính xác như: xử lý nước, thực phẩm mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, bơm bùn đặc, bơm chất có độ nhớt cao… Tuy nhiên, do sử dụng điện nên bơm không phù hợp với môi trường dễ cháy nổ, yêu cầu an toàn phòng nổ cao.
Bảng so sánh chi tiết bơm màng khí nén vs bơm màng điện
Để dễ dàng hơn trong việc so sánh, Hải Nam Pumps sẽ phân thành 13 yếu tố quan trọng của hai loại bơm màng. Chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết dựa trên tiêu chí kỹ thuật và vận hành quan trọng, giúp người dùng dễ dàng nhận ra sự khác biệt và lựa chọn đúng loại bơm cho nhu cầu:
Ưu nhược điểm của 2 loại bơm màng
Hải Nam Pumps tổng hợp bảng so sánh ưu nhược điểm giữa bơm màng khí nén và bơm màng điện. Qua đó, khách hàng có thể đánh giá nhanh loại bơm nào phù hợp hơn với nhu cầu vận hành thực tế của mình.
Khi nào nên chọn bơm khí nén, khi nào chọn bơm điện?
Việc lựa chọn giữa bơm màng khí nén và bơm màng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất chất lỏng, môi trường làm việc, yêu cầu vận hành và ngân sách đầu tư.
Chọn bơm màng khí nén
- Môi trường làm việc có nguy cơ cháy nổ cao: Khu vực chứa dung môi, xăng dầu, sơn, hóa chất dễ bay hơi. Bơm khí nén không tạo tia lửa nên đảm bảo an toàn tuyệt đối
- Cần bơm chất ăn mòn, chất rắn, bơm chạy khô: Bơm khí nén hoạt động tốt với chất có tính ăn mòn cao, chất đặc, chứa hạt rắn nhỏ. Ngoài ra có thể chạy khô mà không gây hỏng hóc
- Không có nguồn điện ổn định: Phù hợp với các khu vực xa nguồn điện, nơi không đảm bảo an toàn điện (hầm mỏ, kho hóa chất, tàu biển…)
- Yêu cầu bảo trì nhanh chóng, chi phí thấp: Cấu tạo đơn giản giúp dễ tháo lắp và sửa chữa tại chỗ.
Chọn bơm màng điện
- Cần vận hành ổn định, chính xác và liên tục: Bơm điện duy trì lưu lượng đều, có thể điều chỉnh dễ dàng qua biến tần, bộ điều tốc
- Muốn tiết kiệm năng lượng dài hạn: Motor điện có hiệu suất cao, không bị tổn hao như hệ thống khí nén
- Ứng dụng trong ngành yêu cầu kiểm soát chặt (thực phẩm, mỹ phẩm, nước sạch): Hoạt động êm ái, vệ sinh, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn
- Có sẵn nguồn điện ổn định, môi trường không có rủi ro cháy nổ: Giúp giảm chi phí đầu tư hệ thống phụ trợ (không cần máy nén khí).
Bảng giá của 2 loại bơm màng
Hiện tại, bơm màng khí nén hiện có giá dao động từ khoảng 6 đến hơn 80 triệu đồng, tùy theo thương hiệu và vật liệu. Các dòng phổ thông từ Trung Quốc, Đài Loan thường rơi vào khoảng 6 – 15 triệu, trong khi các thương hiệu cao cấp như Wilden (Mỹ), Yamada (Nhật) có thể lên đến 50 – 80 triệu đồng.
Trong khi đó, bơm màng điện thường có giá nhỉnh hơn, với mức trung bình từ 15 – 100 triệu đồng. Các dòng sử dụng điện 1 pha, công suất nhỏ thường có giá từ 15 – 30 triệu, còn những model công nghiệp dùng điện 3 pha, tích hợp biến tần, hộp số sẽ có giá cao hơn.
Một số ngành sản xuất cho 2 loại bơm
Trên đây là so sánh chi tiết nhất về 2 loại bơm màng mà Hải Nam muốn gửi tới khách hàng. Hy vọng qua bài viết, người dùng có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Hiện tại, Hải Nam Pumps là nhà phân phối bơm màng khí nén và phụ tùng máy bơm màng chính hãng tại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng cấp máy bơm màng cũ và dịch vụ sửa chữa máy bơm màng khí nén chuyên nghiệp tại TPHCM và Hà Nội. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và nhận bảng giá chính xác nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HẢI NAM
Địa chỉ: 13 đường 1B, KDC Bình Chiểu 2, Tam Bình, TPHCM
Hotline: 0906.016.339 – 0907.826.239
Email: hainampumps@gmail.com